Nội dung bài viết
Tại sao lại phải chụp ảnh phóng sự đúng chuẩn?
Chụp ảnh phóng sự đúng chuẩn báo chí – Đối với những người đang tìm hiểu về chụp hình phóng sự, sự kiện… Những nhân viên được giao máy ảnh làm “phó nháy” cho công ty. Hoặc đơn giản là khi “Sếp” bắt bạn phải chụp hình dù bằng điện thoại để làm tư liệu.
Để sản phẩm của chúng ta sau khi chụp có thể đạt, đúng, đủ tiêu chuẩn để sử dụng làm tư liệu. Và hiểu rõ căn cứ khi trình bày với người khác về nội dung ảnh.
Bạn chỉ cần đọc hết bài viết này, mọi bức ảnh theo những nguyên tắc dưới đây đều mang lại giá trị vô giá trong bức hình.
Bí kíp chụp ảnh phóng sự đúng chuẩn là gì?
Thực sự đơn giản, từ khoá sẽ nằm trong “5W và 1H” chính là các từ tiếng Anh. Gồm: What, Who, When, Why, Where, How.
NHỮNG BÍ KÍP ĐỂ CHỤP ẢNH PHÓNG SỰ ĐÚNG CHUẨN BÁO CHÍ
– What: Điều gì đã xảy ra?
Sự việc dù lớn hay bé, khi chúng ta bấm máy, nó đều phải được diễn tả ra cụ thể cho người xem. Điều này khá dễ đối với mọi người cầm máy dù không biết đến ảnh phóng sự gì. VD: đám cưới: quá nhiều chi tiết khi chụp người xem đều có thể phát hiện ra là có đám cưới. Bằng các hình ảnh về cô dâu chú rể, chi tiết bông cầm tay, tráp (mâm quả), đội hình đón dâu,…
Đối với sự kiện công ty, chúng ta chỉ cần chụp một vài tấm có backdrop sân khấu nghĩa là Chụp ảnh phóng sự đúng chuẩn báo chí rồi. Hoặc Đơn giản hơn là những hình chụp lưu niệm của ban lãnh đạo… là có thể biết được sự kiện dễ dàng.
Lưu ý: Không chỉ diễn tả 1 sự việc WHAT duy nhất, phải chụp thật nhiều WHAT nhỏ trong 1 sự kiện lớn. VD: Công tác chuẩn bị, công tác đón tiếp, trao quà, giấy khen… Những sự kiện nhỏ sẽ bổ sung thêm nội dung rất nhiều cho một sự kiện lớn.
– When: Thời điểm của sự việc
Nếu sự việc diễn ra vào buổi sáng/trưa/chiều/tối phải có ánh sáng/nắng ra sao. Khi chụp có thể gom cả sự việc và một số chi tiết thể hiện thời gian. Điều này sẽ tạo nên cảm giác mô tả chân thực nhất mà không cần phải diễn giải sâu về câu văn. Nhất là trong ảnh phóng sự hay ứng dụng là phóng sự cưới thường gặp. Chúng ta không nói thêm từ ngữ nào, để người xem phát hiện ra sẽ rất tuyệt vời.
Trên ảnh có lịch, ghi ngày là một ví dụ tận dụng không gian địa điểm.
– Where: địa điểm xảy ra sự kiện.
Địa điểm, là một điều kiện tất yếu trong các câu hỏi và trả lời rất dễ dàng qua ảnh. Ví như: ở Việt Nam, ở trong phòng, ở trong nhà gái hay nhà trai, ở Khách sạn hay nhà riêng. Hoặc quy mô diện tích ra sao, lớn nhỏ như thế nào. Tất cả đều có thể diễn tả bằng các cỡ ảnh phù hợp (cỡ ảnh sẽ có trong bài viết sau).
Vd: chỉ cần chụp sự việc diễn ra trên đường, ta có thể thấy được tên đường, số nhà, địa chỉ của nơi diễn ra. Hoặc là có dấu ấn công trình tiêu biểu mà ai nhìn vào cũng biết nó ở đâu, chi tiết đặc biệt của vùng …. vậy là bạn đã giải đáp được dễ dàng câu hỏi rồi phải không nào?
– Who: Ai, liên quan đến ai?
Nhân vật, luôn là thứ tạo nên sức sống cho bộ ảnh phóng sự nhất. Thông thường, nhân vật được chăm chút, chú ý nhiều nhất trong bất kỳ sự kiện nào. Nên việc của chúng ta là mô tả chính xác, nhân vật chính/ phụ, nhân vật liên quan câu chuyện. Từ đó, người xem dễ dàng hình dung được các diễn biến tương quan giữa các nhân vật.
VD: ảnh cưới – Cô dâu và Chú rể là nhân vật chính, gia đình 2 bên, quan khách là nhân vật phụ. Họ có sự kết nối tương quan với nhau bằng các hành động liên tiếp.
VD2: Ảnh sự kiện, doanh nghiệp: Buổi họp báo/sự kiện công ty thì Chủ toạ/ban lãnh đạo… sẽ là nhân vật chính. Cần xác định thêm các nhân vật phụ, khán giả, anh chị em báo chí, … đều có liên quan.
– Why: Vì sao, nguyên nhân? Dự đoán …
Vì sao sự việc xảy ra, nguyên nhân xảy ra, và dự đoán các diễn biến tiếp theo, sau đó xa hơn …. Đơn giản vì chuyện gì xảy ra cũng cần 1 lý do.
VD: sự kiện doanh nghiệp: điều gì khiến sự kiện diễn ra thông thường đều thông qua thông tin chương trình. VD như backdrop sân khấu, băng rôn… Đối với ảnh cưới thì càng đơn giản hơn “YÊU CHÁN RỒI, CƯỚI THÔI” (vậy thì thợ ảnh mới có cái mà làm, hỏi làm gì nữa 😀 )
– How: bao nhiêu? như thế nào, số lượng … (có thể mô tả, cảm xúc, hành động…)
Diễn giải chi tiết hơn, chúng ta có HOW. Với cụ thể cho sự kiện như: bao nhiêu người tham gia, số lượng nhân vật, số lượng công trình, số lượng, quy mô …
Và HOW cũng có thể hiểu về cảm xúc, diễn biến, hành động …
VD: Sự kiện doanh nghiệp: có bao nhiêu quan khách tham gia, quy mô của sự kiện tầm cỡ thế nào. Với Đám cưới cũng tương tự, chúng ta giải đáp câu hỏi về cảm xúc của nhân vật, quy mô của buổi tiệc. Hay quy mô của sự kiện, mức độ sang chảnh hay bình thường, chất lượng ra sao …
LƯU Ý CUỐI CÙNG CHO BÀI VIẾT CHỤP ẢNH PHÓNG SỰ ĐÚNG CHUẨN BÁO CHÍ
Vậy là tôi đã cho bạn một biểu mẫu của một cái phóng sự ảnh rồi. Việc còn lại là bạn trả lời bằng cách tả lại cho người xem qua ảnh của bạn càng nhiều càng tốt. Bức ảnh càng nhiều nội dung chắt lọc càng tốt nhé. Số lượng bấm có thể rất nhiều nhưng nếu bạn chắt lọc lại sử dụng vừa đủ là được. Có thể một bức ảnh trả lời cho 1 hay nhiều câu hỏi cùng lúc. Và cũng không nhất thiết phải đúng thứ tự như trên, nhưng phải liên kết mạch lạc. Có nhiều tình tiết mô tả trực qua dể người xem nắm bắt tinh thần của bộ ảnh.
Cuối cùng, trên đây là nội dung cần khi chụp để thể hiện được tương đối nhất những gì có ở hiện trường. Nhưng ảnh có đẹp, có nghệ thuật hay không thì phụ thuộc vào phía sau cái máy. Chứ không phải là ở cái post này phải ko các anh/em?
Cần hỗ trợ thêm, ae đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua email, số điện thoại. Những kiến thức chia sẻ đi là những kiến thức được lớn lên.
Đây cũng là những tiêu chuẩn ảnh Báo chí thông thường. Anh em có thể tham khảo thêm các nhà báo chụp ảnh phóng sự tại các trang báo lớn: Tuổi trẻ hoặc Báo Thanh Niên
LEEdo Media là chuyên gia về lĩnh vực thực hiện các dự án chụp ảnh và film như:
- Chụp ảnh doanh nghiệp truyền tải sự chuyên nghiêp của Công trình, sản phẩm
- Chụp ảnh profile làm hình ảnh quảng bá cho doanh nghiệp;
- Chụp hình chân dung, nhóm trong các môi trường công việc và hoạt động khác nhau: công trường, văn phòng, du lịch, hoạt động ngoài trời …
- Chụp kiến trúc, phong cảnh: nhà hàng, khách sạn, khu du lịch
- Chụp hình flycam từ trên không, panaroma trên không, video trên không…
- Và làm VIDEO giới thiệu doanh nghiệp, video sản xuất nội bộ, ….